Sức khỏe

Sức khỏe

Những bài thuốc quý từ rau má

 Rau má là loại rau quen thuộc thường sử dụng như thực phẩm ăn uống hằng ngày, đặc biệt đây được xem là loại thuốc quý trong y học với nhiều tác dụng tốt. Hãy cùng Herbario tìm hiểu ngay những bài thuốc quý từ rau má qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những bài thuốc quý từ rau má
Rau má trị bệnh gì? Dưới đây là những bài thuốc quý từ rau má mà bạn có thể tham khảo:


Chữa mụn nhọt:
Rau má 50g, lá gấc 50g. Cách dùng: Rửa cả hai thứ thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày thay thuốc hai lần. Đắp đến khi khỏi.

Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má 50g, lá ngải cứu 50g. Đem hai thứ rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.

Chữa kiết lỵ:
  • Bài 1: (rau má 150g, muối ăn 10g). Rửa rau má thật sạch, để ráo nước, cho vào cối sạch, bỏ muối vào, giã thật nhỏ, sau chế thêm một bát nước sôi, quấy đều, để lắng, gạn lấy nước trong uống. Người lớn uống cả một lần, trẻ em tùy theo tuổi mà giảm liều lượng. Khi uống thuốc nên ăn cháo, kiêng các thứ khó tiêu, kiêng mỡ, các thức ăn tanh, cay, nóng;
  • Bài 2: rau má, rễ cây ngải cứu, rễ cỏ may, rễ mơ lông, liều lượng bốn vị bằng nhau (khoảng 100g), sao vàng, hạ thổ, sắc uống ngày hai lần cho tới khi khỏi.
Chữa chảy máu cam: Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần trong 5 ngày liền.

Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà:
Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.

Viêm amidan:
Rau má tươi 50g, sữa người 10 ml. Lấy rau má tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, thêm sữa người trộn đều để ngậm và nuốt từ từ.

Tưa lưỡi:
Rau má tươi 30g, rau má mỡ (mãn thiên tinh) tươi 30g, chi tử (dành dành) một quả. Tất cả đem sắc lấy nước, bỏ bã, dùng bông sát trùng tẩm thuốc chấm rửa khoang miệng.

Sỏi đường tiết niệu:
Rau má tươi 240g nấu nước uống như trà hàng ngày.

Ngoại thương đau buốt:
Rau má khô nghiền bột dùng uống ngày 3 lần, mỗi lần 1,5g.

Chấn thương do tai nạn:
Rau má tươi 180g rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt, uống với rượu.

Ngộ độc thức ăn:
Rau má 250g, rễ rau muống 250g. Tất cả đem giã nát lấy nước cốt và trộn với nước ấm uống.

Tiểu ra máu:
Rau má 30g, cỏ nhọ nồi (cả cây) và trắc bá diệp, mỗi thứ 15g. Tất cả đem sắc uống.

Phụ nữ hành kinh đau bụng, đau lưng: Cả cây rau má (lấy vào lúc có hoa, quả) rửa sạch phơi khô, tán bột. Mỗi ngày uống một lần 30g vào buổi sáng.

Ngứa do bệnh ngoài da hoặc gan mật, thận, rối loạn chức năng thần kinh, dị ứng: Rau má, chó đẻ, cỏ sữa nhỏ lá, đậu năng, mỗi thứ một nắm (khoảng 60g tươi hoặc 30g khô), một củ khoai lang, 1/4 tán đường cát, 100gr gan heo tươi. Tất cả rửa sạch cho vào ấm sắc thuốc, đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, chia uống 3 lần trong ngày.

Viêm gan cấp tính thể hoàng đản: Rau má tươi từ 120 đến 150g, mã đề, nhân trần, mỗi thứ đều 30g đem nấu nước uống lúc bụng đói. Có thể dùng liên tục trong 30 ngày.

Viêm gan cấp và mạn tính: Rau má, ban, cỏ mật gấu, cườm thảo mềm, mỗi thứ đều 15g. Tất cả đem nấu nước uống

2. Lợi ích của rau má
Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urban và có nhiều tên gọi trong dân gian như tích tuyết thảo, liên tiền thảo, địa tiền thảo,... Thân mảnh mọc bò, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le hoặc tụ tập nhiều lá ở một mấu. Phiến lá hình thận hoặc gần tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mang 1-5 hoa nhỏ không cuống, màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt.

Thành phần hoá học: Cả cây chứa tinh dầu, dầu béo gồm glycerid của các acid : oleic, linolic, linolenic, lignoceric, palmitic và stearic; alcaloid hydrocotylin; chất đắng vellarin; glucosid asiaticosid thuỷ phân cho acid asiatic và glucosa, rhamnosa ; vitamin C.

Rau má là một loại rau dân dã, dễ kiếm và được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng rau má còn sở hữu kho tàng lợi ích của rau má rất tuyệt vời cho sức khỏe và làn da.


2.1. Lợi ích cho sức khỏe:
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Rau má có tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa, trị táo bón hiệu quả.
  • Giảm stress, an thần: Rau má chứa hợp chất asiaticoside giúp giảm căng thẳng, lo âu, an thần, ngủ ngon giấc.
  • Tốt cho hệ tim mạch: Rau má giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Rau má chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gan, thận: Rau má có tác dụng giải độc gan, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, thận.
  • Làm đẹp da, tóc: Rau má chứa nhiều vitamin A, C, E giúp dưỡng da sáng mịn, trị mụn, giảm thâm nám, ngăn ngừa lão hóa, đồng thời giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt.
2.2. Lợi ích cho làn da:
  • Giảm mụn trứng cá: Rau má có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm sưng viêm, làm dịu da, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
  • Làm lành vết thương: Rau má thúc đẩy sản sinh collagen, giúp da mau lành vết thương, giảm thiểu sẹo.
  • Chống lão hóa: Rau má chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do, ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng da lão hóa.
  • Dưỡng ẩm cho da: Rau má giúp da giữ ẩm tốt hơn, giảm tình trạng da khô, bong tróc.
  • Làm sáng da: Rau má có tác dụng làm sáng da, mờ thâm nám và tàn nhang.
Cách sử dụng rau má:
  • Dùng rau má tươi để đắp mặt nạ, ép lấy nước để uống hoặc xay nhuyễn để trộn vào sữa chua.
  • Kết hợp rau má với các nguyên liệu khác như mật ong, sữa chua, bột yến mạch,... để tăng hiệu quả.
  • Sử dụng rau má đều đặn 2-3 lần mỗi tuần
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các loai mặt nạ rau má an toàn lành tính hiện đang có trên thị trường. Bạn có thể tham khảo mặt nạ rau má nhà Herbario, sản phẩm giúp giảm dầu thừa, giảm nguy cơ lên mụn, thông thoáng lỗ chân lông, tái tạo phục hồi da, làm dịu vết mụn và ửng đỏ, cấp ẩm cho da.

Mặt nạ chăm sóc da từ rau máMặt nạ chăm sóc da từ rau má

Xem thêm: Mặt nạ rau má diếp cá Herbario dành cho da dầu mụn


Mặt nạ Rau má & Diếp cá Herbario làm đẹp thuần chay lành tính

3. Sử dụng rau má nhiều có tốt không?
Sử dụng rau má nhiều có tốt không? Dưới đây là một số tác hại khi sử dụng rau má quá nhiều:
  • Gây rối loạn tiêu hóa: Rau má có tính hàn, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy, đầy hơi.
  • Làm giảm huyết áp: Rau má có tác dụng hạ huyết áp, do đó, người có huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng rau má.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Rau má có thể gây co bóp tử cung, do đó, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Gây dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với rau má, biểu hiện như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
Vậy, sử dụng rau má bao nhiêu là tốt?
Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng tối đa 20gr rau má (tương đương 1 nắm tay). Lượng sử dụng này có thể thay đổi tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Lưu ý khi sử dụng rau má:
  • Nên chọn rau má tươi, sạch.
  • Rửa sạch rau má trước khi sử dụng.
  • Nên sử dụng rau má với liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
  • Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rau má.
Bạn có thể quan tâm: Sản phẩm chăm sóc da từ rau má dành cho da dầu mụn

Rau má là loại rau tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần sử dụng rau má với liều lượng vừa phải và đúng cách. Hy vọng những thông tin từ bài viết “Những bài thuốc quý từ rau má” sẽ hữu ích cho bạn và gia đình của mình trong cuộc sống hằng ngày.
 
Bạn có nhu cầu mua Bộ chăm sóc da rau má và diếp cá Herbario, liên hệ ngay tại đây:
 
UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - GIÁ ƯU ĐÃI    
icongiaohang CÓ GIAO HÀNG TẬN NƠI - NHẬN HÀNG THANH TOÁN
 Đătj mua
Hoặc liên hệ ngay hotline: 0903 789 646 (giao hàng trong vòng 48 tiếng)
Đang còn MIỄN PHÍ vận chuyển hot 
  • Herbario
  • By Admin
  • 30/11/-0001
  • 70 views

Bài viết khác

Giỏ hàng

Bạn hãy đặt hàng sớm để được món đồ yêu thích

Facebook call Facebook zalo