Sức khỏe
Rau má có tốt cho thận không?
Rau má được ví như "nhân sâm xanh" bởi hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt thích hợp để giải nhiệt trong ngày hè nóng bức. Nhiều người thắc liệu rau má có tốt cho thận không? Bài viết hôm nay của Herbario sẽ giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi.
1. Rau má có tốt cho thận không?
Từ lâu, rau má được người Việt chế biến thành những món ăn ngon, mát bổ và quen thuộc. Cách chế biến cũng rất đa dạng, bạn có thể ăn rau sống, nấu canh, luộc hay làm nước sinh tố giải khát. Vậy rau má có tốt cho thận không?
Từ lâu, rau má được người Việt chế biến thành những món ăn ngon, mát bổ và quen thuộc. Cách chế biến cũng rất đa dạng, bạn có thể ăn rau sống, nấu canh, luộc hay làm nước sinh tố giải khát. Vậy rau má có tốt cho thận không?
Xem thêm: Bộ sản phẩm chăm sóc da từ rau má
Y học cổ truyền của Trung Quốc cũng đã sử dụng rau má là dược liệu chữa bệnh với tên gọi Tích tuyết thảo. Tại Pháp và Anh cũng dùng rau má làm thuốc. Bộ phận dùng là cả cây tươi hoặc chế biến khô của cây rau má. Rau má đặc biệt thích hợp để thanh nhiệt cho cơ thể và tốt cho thận. Người bị tiểu buốt, tiểu rắt dùng nước rau má uống chứng bệnh sẽ cải thiện rõ rệt.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào Can, Tỳ Vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy.
Theo y học hiện đại, rau má có nhiều thành phần dinh dưỡng như kẽm, chất xơ, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, C và vitamin K.,... Đối với những người thừa cân, béo phì, xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra như co thắt động mạch vành tim hay nhồi máu cơ tim, co thắt mạch máu não hay vỡ mạch máu não…
Đối với những bệnh nhân suy thận, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc quản lý và kiểm soát tình trạng bệnh. Những sai lầm trong thực đơn hằng ngày có thể khiến bệnh trạng ngày một trầm trọng hơn. Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là yếu tố quan trọng giúp người bệnh suy thận nhanh chóng hồi phục.
Herbario xin chia sẻ một số loại rau nên và không nên ăn đối với người suy thận. Thực ra, không phải tất cả các loại rau đều tốt cho bệnh nhân suy thận. Một số loại rau chứa hàm lượng kali, phospho hoặc protein cao, những chất này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe.
Vì vậy, những người suy thận nên ưu tiên tiêu thụ các loại rau có hàm lượng kali, photpho và protein thấp như rau xanh lá, rau họ cà chua, măng tây, súp lơ, su hào. Ngược lại, họ nên hạn chế hoặc tránh các loại rau giàu những chất trên như súp lơ xanh, rau spinach, nấm, đậu Hà Lan, đậu Bắc Kinh.
Việc áp dụng được một chế độ ăn lành mạnh kết hợp điều trị theo tư vấn của bác sĩ sẽ giúp tình trạng sức khỏe bản thân cải thiện một cách đáng kể. Đặc biệt là việc bổ sung các loại rau xanh. Vậy “Bị sỏi thận ăn rau má được không?”
Vậy bị thận có Rau má có nhiều thành phần tốt cho người bị bệnh thận. Dưới đây là một số lợi ích của rau má đối với sức khỏe thận:
- Hàm lượng kali thấp: Rau má có hàm lượng kali thấp, phù hợp với chế độ ăn uống của người bị bệnh thận, vì họ cần hạn chế lượng kali để tránh gây tích tụ.
- Chất xơ và chất chống oxy hóa: Rau má chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, flavonoid. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe thận, ngăn ngừa viêm và tổn thương.
- Hàm lượng protein thấp: Rau má có hàm lượng protein thấp, phù hợp với chế độ ăn uống của người bị bệnh thận, vì họ cần hạn chế protein để giảm tải cho thận.
- Hàm lượng natri thấp: Rau má có hàm lượng natri thấp, điều này giúp người bệnh thận kiểm soát tốt lượng natri trong cơ thể.
Vì vậy, việc bổ sung rau má vào chế độ ăn uống của người bị bệnh thận có thể giúp cải thiện sức khỏe và sự hoạt động của thận. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể.
2. Ăn gì để tốt cho thận?
Khi mắc các bệnh về thận, việc lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý trở nên hết sức quan trọng. Một thực đơn chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp bệnh nhân suy thận cải thiện tình trạng sức khỏe, mà còn góp phần ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do suy thận gây ra. Dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc “Ăn gì để tốt cho thận?” của bạn:
Thực phẩm ít muối, natri tốt cho thận
Muối là nguồn cung cấp chính natri – khoáng chất có công dụng cân bằng chất lỏng và duy trì huyết áp cho cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng muối ăn chỉ nên không quá 5 gam trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi lẽ, chỉ một lượng nhỏ natri dư thừa có thể gây quá tải cho thận, thúc đẩy nguy cơ tăng huyết áp,… Vì vậy, ưu tiên thực phẩm ít muối như rau xanh, hoa quả tươi, sữa chua, ngũ cốc nguyên cám; đồng thời, ưu tiên các món hấp / luộc, giúp kiểm soát hiệu quả hàm lượng natri trong cơ thể.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C sở hữu tác dụng chống viêm nhiễm và chữa lành hiệu quả. Do đó, dưỡng chất này có thể cải thiện chức năng của các cơ quan bị tổn thương, bao gồm thận. Ngoài ra, vitamin C cũng được chứng minh là có khả năng giảm nguy cơ ung thư tiểu mô tế bào thận. Do đó, khi lựa chọn thực phẩm bổ thận, bạn nên cân nhắc các món ăn có hàm lượng cao vitamin C như ớt chuông, kiwi, súp lơ trắng, bông cải xanh, dâu tây,…
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Đối với thận, chất chống oxy hóa như polyphenols, flavonoids, anthocyanins,… có tác dụng loại bỏ các gốc tự do tấn công, gây căng thẳng oxy hóa và bảo vệ chức năng thận. Không những vậy, thông qua cơ chế trung hòa gốc tự do, chất chống oxy hoá còn giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể khỏi viêm nhiễm và tổn thương. Do đó, hấp thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hoá vừa có thể bảo vệ thận, vừa duy trì hoạt động giữa các cơ quan trong cơ thể.
Thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ được nuôi trồng theo phương pháp đạt chuẩn, không chứa các hóa chất công nghiệp có hại cho thận và cơ thể. Vì vậy, hấp thụ các loại thực phẩm này sẽ giúp giảm tải lên hoạt động của thận, giúp thận khỏe mạnh và phục hồi nhanh chóng khỏi các tổn thương.
Các loại rau giàu oxalat
Đối với người mắc sỏi thận, nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn oxalate khỏi chế độ ăn. Các loại rau giàu oxalate bao gồm cải bó xôi, củ cải đường, dưa chuột, rau muống, củ cải đỏ, khoai lang, đậu cô ve, rau diếp cá, đậu bắp… Mặc dù củ cải đường chứa nhiều vitamin giúp giảm viêm nhiễm, nhưng khi mắc sỏi thận, cần tránh tiêu thụ củ cải đường. Axit oxalic có trong củ cải đường ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi và kẽm, cũng như tạo điều kiện dễ hình thành sỏi oxalat.
Các loại rau giàu kali
Người mắc sỏi thận cần tránh các thực phẩm giàu kali vì chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy tim. Việc hạn chế tiêu thụ cà chua, khoai tây, rau chân vịt,… là rất quan trọng. Các loại đậu cũng có hàm lượng kali cao, cung cấp chất xơ và có thể được sử dụng như nguồn protein thay thế cho thịt. Tuy nhiên, hầu hết các loại đậu này đều chứa hơn 10mg oxalate trong mỗi phần ăn nên bạn cần lưu ý tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.
4. Lưu ý trong thực đơn cho người bị thận
Khi lập thực đơn cho bệnh nhân sỏi thận, cần lưu ý một vài khía cạnh quan trọng. Trước tiên, việc uống nhiều nước là rất cần thiết. Nước giúp cơ thể đào thải các chất tạo sỏi và làm loãng dịch tiểu, từ đó hạn chế nguy cơ sỏi thận hình thành. Bệnh nhân nên uống tối thiểu 2-3 lít nước mỗi ngày, hoặc ít nhất 10 cốc nước 250ml. Lưu ý lựa chọn các loại nước như nước lọc, nước suối hoặc nước khoáng, tránh các đồ uống chứa nhiều oxalat như trà đen đậm và nước cam, cũng như các loại có hàm lượng phosphat cao như coca-cola.
Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng muối cũng là một biện pháp quan trọng. Muối tăng lượng canxi trong nước tiểu, từ đó có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Cách thức để giảm muối tiêu thụ bao gồm lựa chọn các thực phẩm tươi sống, tránh sử dụng quá nhiều gia vị có chứa muối trong nấu nướng, thay vào đó có thể sử dụng các loại gia vị khác như hạt tiêu, bột mù tạt, nước chanh, các loại thảo mộc tươi hoặc khô.
Tuân thủ các nguyên tắc trên sẽ giúp bệnh nhân sỏi thận có một thực đơn hợp lý, hạn chế được các yếu tố nguy cơ và cải thiện tình trạng sức khỏe.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ăn rau má có tốt cho thận không?”. Ngoài ra còn giúp bạn có thêm kiến thức “Bị sỏi thận ăn rau má được không?” và các vấn đề liên quan đến bệnh sỏi thận.
Bạn có thể quan tâm: Các sản phẩm chăm sóc da từ rau má diếp cá
Bạn có nhu cầu mua Bộ chăm sóc da rau má và diếp cá Herbario, liên hệ ngay tại đây:
UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - GIÁ ƯU ĐÃI
CÓ GIAO HÀNG TẬN NƠI - NHẬN HÀNG THANH TOÁN
Đang còn MIỄN PHÍ vận chuyển
- By Admin
- 30/11/-0001
- 3533 views